Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Ngày đăng: 26/03/2017 01:33 PM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NGÔ

TIẾN NÔNG 2016-2017

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Ngô là cây ưa nóng, nên nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín. Đối với giống chín sớm tổng tích nhiệt hoạt động là 2000-2200°C; Giống chín trung bình là 2300 - 2600°C và giống chín muộn 2500 - 2800°C. Các nhà khoa học cho rằng ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ ngày từ 24 - 30°C;  nhiệt độ > 38°C ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Hạt phấn của cây ngô có thể bị chết khi nhiệt độ lên tới >35°C. Ngược lại nhiệt độ quá thấp (<12°C) cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình sống của cây, đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm ra hoa.

Thuộc loại cây C4 nên cây ngô sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều các loại cây khác. Ví dụ: Để sản xuất ra 1 kg lúa gạo cần 1000-1300 lít nước, để sản xuất 1 kg ngô chỉ cần 700-900 lít nước. Nhu cầu nước của cây được thể hiện qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây. Ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây ngô cần ít nước, sau đó tăng dần đạt cực đại vào thời kỳ trỗ cờ và nhu cầu nước giảm dần đến khi chín sinh lý.

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô, nó tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp chất khô để sinh trưởng và tích luỹ. Do vậy, ánh sáng có ảnh hưởng đến độ dài quá trình sinh trưởng.

Với điều kiện khí hậu Việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều bức xạ càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên, do nhanh đạt tổng tích ôn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn. Do vậy, cần chọn giống và thời vụ gieo trồng làm sao để cây ngô nhận được ánh sáng nhiều nhất trong vụ.

Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn  và có phản ứng trung tính (pH: 6,0-7,0)

quy trình trồng và chăm sóc ngô

1. Thời vụ:

Thời vụ là yếu tố khá quan trọng liên quan đến năng suất, tùy theo từng điều kiện thời tiết cụ thể của mỗi vùng sinh thái (khí hậu, thời tiết và chế độ nhiệt) mà có lịch thời vụ khác nhau (nên bố trí thời vụ gieo trồng theo khuyến cáo của các cơ quan ban ngành địa phương để phù hợp với cơ cấu mùa vụ trong vùng).

2. Làm đất:

Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, sinh khôi cao. Do vậy, để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất cần được cày, bừa kỹ (nên cày sâu 20-25 cm) và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ, ngã cho cây. Là cây trồng ít chịu úng do vậy ở vụ mùa, thời tiết mưa nhiều đất trồng ngô cần được xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để hạn chế hiện tượng ngập úng. Vụ đông, để lợi dụng tốt được khoảng thời tiết thuận lợi và chủ động thời gian cho vụ sau, trên đất hai lúa nên sử dụng phương pháp gieo ngô bầu, ngô bánh, làm đất tối thiểu, lên băng, luống  để thoát nước và chống úng cho ngô giai đoạn đầu vụ.

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

Làm đất, lên luống, bón phân, gieo hạt

3. Chọn giống:

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều giống ngô có tiềm năng năng suất cao từ (7-12 tấn/ha) và một số giống ngô chuyển gen có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ thích hợp cho sản xuất thâm canh tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Căn cứ mùa vụ, chất đất và mức đầu tư mà chọn giống cho phù hợp theo nguyên tắc: Mùa vụ có nền nhiệt cao chọn giống trung và dài ngày, mùa vụ có nền nhiệt thấp chon giống ngắn ngày; Đất tốt, có điều kiện thâm canh chọn giống có tiềm năng năng suất cao và ngược lại.

4.  Gieo trồng ngô:

Lượng giống gieo trồng  từ 15 – 20kg/ha (tùy giống và mật độ trồng), dự phòng một số hạt gieo vào bầu để trồng dặm.

Mật độ là yếu tố liên quan chặt chẽ tới năng suất. Tùy thuộc vào đặc tính của giống, mùa vụ, chân đất và khả năng thâm canh để bố trí mật độ cho thích hợp. Giống dài ngày, đất tốt, nền nhiệt và độ ẩm không khí cao (vụ Hè thu, Thu đông) nên trồng mật độ thấp và ngược lại giống ngắn ngày, đất kém, nền nhiệt thấp (vụ Đông Xuân) nên trồng mật độ cao.

- Mật độ gieo trồng phổ biến hiện nay từ  5,7- 7,1vạn cây/ha.

- Khoảng cách có thể bố trí: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 – 25cm (gieo 1 hạt), hoặc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25- 30cm (gieo 1 hạt).

5.  Bón phân cho ngô:

Thực tế kết quả điều tra cho thấy năng suất ngô hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của vùng và của giống. Nguyên nhân một phần do sử dụng phân bón cho cây ngô chưa cân đối thừa đạm thiếu kali và các chất trung vi lượng.

Bình quân năng suất 6 tấn hạt/ha, cây ngô đã lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng đáng kể: 150kg N, 60kg P2O5, 110 kg K2O, 16kg MgO, 25kg CaO , 8kg S, 16kg SiO2, 0,5kg Zn... trong thực tiễn việc cung cấp dinh dưỡng cho ngô thông qua phân bón còn nhiều hạn chế, thông thường chỉ đạt 60-80% tùy từng yếu tố và đặc biệt là các nguyên tố trung và vi lượng còn chưa được quan tâm. Là loại cây trồng phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh ngô liên tục nhiều năm đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể (độ pH đất giảm, nghèo mùn và mất cân bằng dinh dưỡng).

Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông khuyến cáo gói giải pháp “Đồng bộ Dinh dưỡng chuyên dùng Tiến Nông cho cây ngô”: Cải tạo độ chua và độ phì đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông, cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng Cây ngô “NPKSi Cây ngô chuyên lót” và “NPKSi Cây ngô chuyên thúc” nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây giúp tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

5.1. Cải tạo pH và độ phì đất

Kiểm tra pH của đất trước khi bón phân, căn cứ vào độ chua của đất để bón chất điều hòa pH đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao năng lực hấp thu dinh dưỡng khoáng và nước cho cây.

Nhìn chung đất trồng ngô hiện nay có phản ứng chua (pH từ 4,5-5,5) và nghèo mùn do vậy trước khi trồng nên cải tạo độ chua và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng Chất điều hòa pH đất Tiên Nông, kết hợp bón phân chuồng hoai mục hoặc dinh dưỡng Hữu cơ khoáng Vinagreen.

phân bón cho cây ngô

- Chất điều hòa pH đất Tiên Nông:

+ Đối với đất pH< 5: Lượng dùng 750kg/ha;  35kg/sào 500 m2; 25 kg/sào 360 m2

+ Đối với đất pH> 5: Lượng dùng  500kg/ha; 25kg/sào 500 m2; 20 kg/sào 360 m2

- Phân hữu cơ hoai mục: 8-10 tấn/ha; 400-500 kg/sào 500 m2; 300-350 kg/sào 360 m2 (hoặc thay thế bằng Hữu cơ khoáng Vinagreen:  750-1000 kg/ha; 40-50 kg/sào 500 m2; 30-35 kg/sào 360 m2).

Cách bón: rải đều chất điều hòa pH đất Tiến Nông trên mặt luống, sau đó tiến hành cuốc hốc hoặc rạch hàng bón phân chuồng, hoặc dinh dưỡng hữu cơ khoáng Vinagreen.

5.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng sản phẩm chuyên dùng

Bón lót: Sử dụng dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3, Lượng dùng 500-600kg/ha; 25-30 kg/sào 500 m2; 18-22 kg/sào 360 m2 : Bón lót theo 2 cách:

Bón theo hàng hoặc theo hốc: Đất trồng sau khi lên luống, rải chất điều hòa pH đất và bón phân chuồng tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3 xuống đáy rãnh trồng hoặc hốc trồng, lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt (cây con).

phân bón cho cây ngô - bón lót

Không để hạt giống, hoặc cây con tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng gây xót hạt, thối mầm và chết cây.

Bón thúc: Khi ngô đạt 2-3 lá sử dụng  đạm vàng bón vào đất đối với đất đủ ẩm, hoặc hòa vào nước tưới nhử cho ngô đối với đất khô, đất chủ động tưới tiêu. Lượng dùng 40-60kg/ha; 2-3kg/sào 500 m2; 1,5- 2,0 kg/sào 360 m2.

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

- Bón thúc 1: Khi ngô đạt 4-5 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 5-10 cm, kết hợp vun lấp nhẹ. Lượng dùng 300-400kg/ha (15-20kg/sào 500 m2 hoặc 11-15 kg/sào 360 m2). 

phân bón cho cây ngô - bón thúc

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

- Bón thúc 2: Khi ngô đạt 7-9 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 10- 15 cm, kết hợp vun cao gốc (lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô). Lượng dùng 400-500kg/ha (20-25kg/sào 500 m2 hoặc 15-18 kg/sào 360 m2).

6. Chăm sóc:

- Dặm cây trường hợp ruộng ngô bị mất khoảng : Dùng bầu trồng dặm khi ngô 2-3 lá  để  đảm bảo mật độ.

- Tỉa định cây lúc cây ngô 3- 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá.

- Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao ở các thời kỳ quan trọng như:

+Thời kỳ cây 7-9 lá sau khi bón phân 2-3 ngày tưới ngập 1/3 luống.

+ Thời kỳ trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Thời kỳ: Khi ngô đã héo râu tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

- Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.

7. Phòng trừ một số sâu bệnh thường gặp:

7.1. Sâu hại

Sâu hại thời kỳ cây con gồm có sâu keo, sâu xám… cắn phá cây con thì dùng Vibasu 10H, Diazan 10H rải gần gốc cây, liều lượng 1kg/sào. Đối với sâu đục thân hại ngô là đối tượng nguy hiểm nhất đối với nghề trồng ngô. Dùng thuốc Vibasu 10H hoặc Diazan 10H rơi vào loa kèn 8 – 10 hạt vào thời điểm sau khi gieo 20, 30, 40 ngày. Đối với sâu đục bắp, sâu phá hại trên râu. Dùng thuốc Basudin50N, Regent 800WG, Tango 800WG … phun khi thấy sâu xuất hiện (Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).

7.2. Bệnh hại

Để hạn chế bệnh hại cây ngô cần bón phân đầy đủ cân đối, khi xuất hiện bệnh hai có thể dùng thuốc BVTV: Đối với các bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ có thể dùng các loại thuốc Anvil 5SC, Validacin3EC pha nồng độ 1/500, Tilt super liều lượng 15cc/bình 16 lít. Phun đẫm lên toàn bộ diện tích bị bệnh.

8. Thu hoạch:

Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là hạt đủ chín để thu hoạch.

Một số hình ảnh hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ngô.

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

Hình ảnh bón phân thúc 1 cho cây ngô, kết hợp xới xáo phá váng cho ngô trên đất bãi 

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

Hình ảnh bón phân thúc 1 cho cây ngô vụ Đông, kết hợp vun luống thoát nước tránh ngập úng cho cây ngô vụ Đông

quy trình trồng và chăm sóc ngô quy trình trồng và chăm sóc ngô

Hình ảnh hướng dẫn chăm sóc cho cây ngô trước trổ cờ

quy trình trồng và chăm sóc ngô

Chia sẻ:

Tin liên quan

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá sầu riêng

Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá sầu riêng cũng gặp nhiều biến động do nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cũng Phát Điền tìm hiểu những yếu tố đó qua bài viết dưới đây

Cách tăng hiệu quả kinh tế khi trồng sầu riêng trên diện tích nhỏ

Cách tăng hiệu quả kinh tế khi trồng sầu riêng trên diện tích nhỏ

Trong những năm gần đây, giá sầu riêng có xu hướng tăng cao do nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Bà con nông dân cũng chuyển sang trồng sầu riêng nhiều hơn. Vậy làm thế nào để cây sầu riêng đạt chuẩn khi chỉ trồng trên diện tích nhỏ

TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

Canh tác cây sầu riêng luôn đòi hỏi kiến thức quản lý vườn cây cao, việc chăm sóc cho cây khỏe manh đã khó thì việc chăm sóc trái sau khi đậu cũng khá gian nan nhất là đối với sầu riêng Thái (Monthong/Dona). Có một vấn đề ở giai đoạn này mà nhà vườn luôn quan tâm là việc kiểm soát dinh dưỡng khi trái đã đậu 30 – 45 ngày không đi đọt. Vậy cây sầu riêng ra đọt mạnh khi trái vừa đậu sẽ đem đến tác hại gì?

TẠI SAO SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ?

TẠI SAO SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ?

Lá sầu riêng có vai trò vô cùng quan trọng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, việc lá sầu riêng bị cháy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ra hoa, đậu quả cũng như nuôi quả của cây sầu riêng. Hôm nay Tin Cậy sẽ giảm đáp cho bà con tại sao lại có hiện tượng cháy lá sầu riêng này.

BÔNG XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG NỨT VỎ KHI CHƯA ĐẾN THỜI GIAN XỔ NHỤY THÌ PHẢI LÀM SAO?

BÔNG XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG NỨT VỎ KHI CHƯA ĐẾN THỜI GIAN XỔ NHỤY THÌ PHẢI LÀM SAO?

Tình trạng bông sầu riêng nứt vỏ khi chưa đến thời gian xổ nhụy diễn ra khá phổ biến tại các vườn sầu riêng.

VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Để chống sốc nhiệt trên cây sầu riêng nước đóng vai trò rất quan trọng.

TẠI SAO SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ?

TẠI SAO SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ?

Lá sầu riêng có vai trò vô cùng quan trọng đến việc sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng, việc lá sầu riêng bị cháy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ra hoa, đậu quả cũng như nuôi quả của cây sầu riêng.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON Canh tác cây sầu riêng luôn đòi hỏi kiến thức quản lý vườn cây cao, việc chăm sóc cho cây khỏe manh đã khó thì việc chăm sóc trái sau khi đậu cũng khá gian nan nhất là đối với sầu riêng Thái (Monthong/Dona). Có một vấn đề ở giai đoạn này mà nhà vườn luôn quan tâm là việc kiểm soát dinh dưỡng khi trái đã đậu 30 – 45 ngày không đi đọt. Vậy cây sầu riêng ra đọt mạnh khi trái vừa đậu sẽ đem đến tác hại gì?

BÔNG XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG NỨT VỎ KHI CHƯA ĐẾN THỜI GIAN XỔ NHỤY THÌ PHẢI LÀM SAO?

BÔNG XUẤT HIỆN TÌNH TRẠNG NỨT VỎ KHI CHƯA ĐẾN THỜI GIAN XỔ NHỤY THÌ PHẢI LÀM SAO?

Tình trạng bông sầu riêng nứt vỏ khi chưa đến thời gian xổ nhụy diễn ra khá phổ biến tại các vườn sầu riêng.

GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM NÊN TRỒNG GIỐNG NÀO?

GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM NÊN TRỒNG GIỐNG NÀO?

GỐC NHỚT VÀ GỐC 2 NĂM NÊN TRỒNG GIỐNG NÀO?

Zalo
Hotline