HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

Ngày đăng: 30/10/2020 02:21 PM

CÁCH SỐNG CHUNG VỚI "GIÓ - BÃO"

Hình 1: Sầu Riêng bị gãy đỗ do mưa bão

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ CHO CÂY SẦU RIÊNG

----------------------------------------------------------------

1. Trồng cây chắn gió

 

 “Chạy trời không khỏi gió” nếu không may vườn bạn ở khu vực gió nhiều.... Thì ngay từ lúc còn ấp ủ dự định trồng sầu riêng hãy nên suy nghĩ việc làm hàng cây chắn gió.

Gió hướng nào thì trồng hướng đó, còn gió đổi hướng liên tục như lắc xí ngầu thì trồng cả 4 hướng, bao hết xung quanh.

Những loại cây có thể trồng chắn gió tốt như: cây Muồng, nếu nhà vườn nào có điều kiện tốt thì mua giống mít thái, mít siêu sớm... về trồng, vừa tác dụng chắn gió vừa có thể thu quả, kiếm thêm nguồn thu nhập.

 

Lưu ý: Trồng cây chắn gió thì không nuôi cành, mà chỉ nuôi thân, trồng sát nhau, khoảng cách 0,5 m /cây. Thiết kế trồng 2 hàng theo kiểu zíc zắc

-------------------------------------------------

2. Tỉa cành tạo tán từ nhỏ

Hình 2: Cách tỉa cành cho cây sầu riêng.

Sầu riêng chỉ nên để 1 thân chính, tránh hiện tượng 2-3-4 ...thân phụ (cành vượt)

Nguyên nhân là vì cây có nhiều thân phụ khi gặp mưa to , gió lớn ... dễ bị TÉT ở vị trí giao với thân chính , gây ra tổn thương nặng nề cho cây và rất khó phục hồi

Trong khi những cây 1 thân chính và có toàn cành quả mọc ngang sẽ ít bị tác động của gió hơn , nếu có gãy thì có thể cắt phần gãy , chừa cành cụt vẫn cho trái bình thường .

 

Do đó, từ khi cây còn nhỏ nếu có nhiều cành vượt thì cần cắt tỉa - sửa cành vượt ngay từ ban đầu , tránh đáng tiếc về sau

-----------------------------------------------------

3. Cắt ngọn - hạn chế chiều cao cây

 

Tùy thuộc vùng gió ít hay gió nhiều , vườn nằm ở chân đồi, lưng chừng đồi hay đỉnh đồi mà để chiều cao cây phù hợp.

Nếu vườn ở giữa đồi trở lên đỉnh đồi thì cố gắng khống chế chiều cao trong khoảng 4m thôi. Còn nằm dưới chân đồi hoặc vùng gió ít hơn thì có thể để khoảng 4,5 – 5 m rồi cắt ngọn.

-----------------------------------------------------

4. Cố định (Neo/Chống) cành

 

Nguyên tắc trái bị rụng là do cành mang trái bị lay động mạnh quá, chứ thật ra gió khó có thể thổi trái đi được

Vì thế việc buộc dây neo từng trái là cách làm cũ, tốn rất nhiều công và không cần thiết, thử nghĩ một cây có vài trăm trái và bạn phải đi buộc từng trái... và bạn có vài trăm cây...

Việc cần làm quan trọng nhất là PHẢI GIỮ ĐƯỢC CÀNH MANG TRÁI CỐ ĐỊNH, có 2 cách:

- Thứ nhất : "Chằng dây" vào trong thân để giữ cành. Tuy nhiên, nếu gió quá mạnh, thân cây bị lay động thì cành và trái cũng bị lay động theo, không hạn chế được tình trạng tróc gốc, ngã đỗ cả cây

- Thứ hai: dùng cây sắt để "Chống cành", đầu còn lại chống xuống đất. Nếu cành to mang nhiều trái thì cần dùng 2 cây sắt chống xéo theo 2 hướng đối nhau. Giúp giữ cành chắc chắn hơn, góp phần chống đỡ toàn cây, hạn chế lật đỗ, tróc gốc. Cách này nhiều nhà vườn đã áp dụng và cho thấy hiệu quả rất cao.

-------------------------------------------------------

5. Khắc phục sự cố 

Hình 3: Sầu riêng rụng do mưa bão

Trồng được cây sr sống đã khó, xong xử lý ra bông , nuôi trái càng khó hơn, mà đến khi gần thu hoạch thì lại ngay lúc Thần Gió nổi cơn thịnh nộ , làm những trái sầu riêng phải chết từ trong trứng nước

Là nhà vườn chân chính ai cũng không khỏi đau lòng, chua xót, nhưng cái quan trọng nhà vườn cần làm là đối mặt với vấn đề, để giảm thiệt hại bằng cách: Kiếm các chỗ thu mua sầu riêng làm kem , làm bánh ... để bán, kiếm được đồng nào hay đồng đó.

Chia sẻ:

Tin liên quan

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI Với diện tích sầu riêng đang phát triển nhanh, cùng với nhiều nhà vườn mới bắt tay vào trồng. thì việc cây con phát triển đến 6 tháng hay 1 năm bị chết hoặc ngừng phát triển hiện nay rất nhiều.

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN Quy trình làm bông: Bước 1: Bón lân gốc Bước 2: Phun tạo mầm Bước 3: Kéo bông, vuốt bông

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Chào bà con, hôm nay chúng ta sẽ đến với bài viết hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho tiêu đúng cách. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc tiêu như hướng dẫn, sẽ giúp bà con có một vườn tiêu năng suất cao và ổn định, bền vững. Mời bà con cùng theo dõi.

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với những chị em nội trợ. Ai cũng muốn sở hữu cho mình một khu vườn rau sạch tại nhà. Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dung cu trong rau sach…đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Bạn đọc Nguyễn Minh Vịnh đã gửi đến bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu. Giatieu.com xin giới thiệu bài viết với bà con trồng tiêu và mong đón nhận được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ.

Zalo
Hotline