Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Ngày đăng: 26/03/2017 02:41 PM

Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh cần chú ý tới rất nhiều bước, trong đó có kỹ thuật bón phân. Bón phân là con dao 2 lưỡi, nếu làm đúng, cây cảnh sẽ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh trưởng tươi tốt, nếu làm sai, cây cảnh có thể héo, úa, thậm chí là chết.

Bón phân cho cây cảnh là một trong những biện pháp quan trọng của việc nuôi trồng cây cảnh. Vấn đề mấu chốt của việc bón phân là bón đúng lúc cây yêu cầu và lượng bón thích hợp. Bón đúng liều lượng là cần nắm vững bón bao nhiêu phân, nếu bón quá ít thì không có tác dụng, nhưng bón quá nhiều không những không đạt yêu cầu mà còn làm cho các cành hoa bị khô.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnh
Kỹ thuật trồng cây rất coi trọng việc bón phân đúng cách

Dưới đây là những lưu ý khi bón phân cho cây:

Phân bón lỏng

Phân bón lỏng là lựa chọn để cải thiện nhanh chóng tình trạnh úa vàng của cây. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao, tuy nhiên nếu nhiều hơn, cây không những không sinh trưởng tốt mà còn có thể bị phát triển rễ, phá dáng, hoặc xấu đi. Nên bón khoảng 3/4 liều lượng được ghi trên bao bì. Trước khi tưới, cần làm ẩm và tới đất, tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnh
Bón phân không đúng kỹ thuật trồng cây nhiều khi còn có hại

Thành phần phân bón

Phân bón thường chứa 3 thành phần cơ bản là N, P, K, tương ứng với Nitơ, Photpho, Kali. Nitơ cần cho cành lá, Phốt pho cần cho rễ, Kali cần cho hoa. Tùy vào mục đích mà người dùng nên chọn tỉ lệ các thành phần trong phân bón cho phù hợp.

 

Mùa bón phân

Chú ý bón phân trong kỳ cây con xúc tiến sinh trưởng, kỳ ra hoa nên bón phân lân để có lợi cho cây ra hoa, ngoài ra còn cần chú ý đến mùa bón phân, mùa xuân hè cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, sang mùa đông thì không cần bón phân.

Số lần bón

Số lần bón phân cũng là một vấn đề quan trọng, nên bón nhiều lần, nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều, không được bón quá nhiều, quá đặc. Thời kỳ từ lập xuân đến lập thu nói chung 1 - 2 tuần bón 1 lần, vào sâu lập thu cứ 2- 3 tuần bón 1 lần, đến lập đông không cần bón.

Kỹ thuật bón phân cho cây, hoa cảnh
Không chỉ kỹ thuật trồng cây, kỹ thuật chăm sóc hoa cảnh cũng cần chế độ bón phân hợp lý

Thời gian bón phân

Thường bón phân vào lúc chiều tối, đặc biệt chú ý mùa nóng nực không nên bón vào buổi trưa, vì nhiệt độ cao phân dễ gây vết thương cho rễ. Ngoài ra trước khi tưới nước phân, tốt nhất nên xới qua đất trong chậu, như thế có lợi cho việc thấm sâu vào rễ.

Một số nhà trồng hoa đã tổng kết kinh nghiệm bón phân như sau: "4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, trong đó "4 nhiều" là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở. "4 ít" là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa. "4 không" là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ. "3 kỵ" là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng, tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ, tránh khi trồng đem rễ cây hoa trực tiếp tiếp xúc với đáy chậu cồ phân lót, phải cách ly một lớp đất.

Tag từ khóa: xử lý ra hoa cho cây xoài, xử lý ra hoa cho cây sầu riêngxử lý ra hoa cho cây quýtxử lý ra hoa cho cây mận, xử lý ra hoa cho cây camxử lý ra hoa.

Chia sẻ:

Tin liên quan

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI Với diện tích sầu riêng đang phát triển nhanh, cùng với nhiều nhà vườn mới bắt tay vào trồng. thì việc cây con phát triển đến 6 tháng hay 1 năm bị chết hoặc ngừng phát triển hiện nay rất nhiều.

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN Quy trình làm bông: Bước 1: Bón lân gốc Bước 2: Phun tạo mầm Bước 3: Kéo bông, vuốt bông

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

CÁCH SẦU RIÊNG SỐNG CHUNG VỚI "GIÓ - BÃO" 1. Trồng cây chắn gió 2. Tỉa cành tạo tán từ nhỏ 3. Cắt ngọn - hạn chế chiều cao cây 4. Cố định (Neo/Chống) cành 5. Khắc phục sự cố

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Chào bà con, hôm nay chúng ta sẽ đến với bài viết hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho tiêu đúng cách. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc tiêu như hướng dẫn, sẽ giúp bà con có một vườn tiêu năng suất cao và ổn định, bền vững. Mời bà con cùng theo dõi.

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với những chị em nội trợ. Ai cũng muốn sở hữu cho mình một khu vườn rau sạch tại nhà. Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dung cu trong rau sach…đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Bạn đọc Nguyễn Minh Vịnh đã gửi đến bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu. Giatieu.com xin giới thiệu bài viết với bà con trồng tiêu và mong đón nhận được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ.

Zalo
Hotline