Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Ngày đăng: 26/03/2017 02:42 PM

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với những chị em nội trợ.  Ai cũng muốn sở hữu cho mình một khu vườn rau sạch tại nhà. Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dung cu trong rau sach…đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Việc bón phân đúng cách đòi hỏi người trồng phải có sự hiểu biết về các loại phân cũng như liều lượng dùng để cây phát triển an toàn. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc về quy trình bón phân với một số phân bón như:

Phân vô cơ

Khi mới trồng rau hay rau trồng con nhỏ, bạn nên bón phân vô cơ. Việc bón phân vô cơ được chia làm 3 lần bón như sau:

Lần 1: Bón phân lân với lượng vừa đủ 2 muỗng cà phê nhỏ, rồi tưới  khoảng 8 – 10 lít nước cho rau

Lần 2: Được thực hiện sau 3 ngày, bón phân ure bằng 1 muỗng cà phê nhỏ, tưới 10 lít nước cho rau.

Lần 3: Sau 1 tuần bón DAP hay NPK 16.16.8 với lượng 1 muỗng cà phê nhỏ rải xung quanh gốc rau. Sau khi bón xong, bạn có thể cho thêm ít đất để tránh rễ rau không nổi lên trên

Nên bón phân vào buổi chiều mát sau khi tưới nước, và đợi cho lá khô thì bón. Việc tưới nước bạn có thể tự tưới hoặc lắp đặt hệ thống tưới tự động. Chúng tôi có chia sẻ về hệ thống tưới, bạn có thể tham khảo.

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà 2

Bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho rau

Sử dụng phân bón lá

Phân bón lá cũng được sử dụng hiệu quả cho rau trồng tại nhà. Dùng phân bón lá khi gặp trời mưa kéo dài, khi cây rau bị vàng lá do nhiễm bệnh, hay khi rau còn nhỏ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho rau trồng mau lớn.

Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1, nhanh ra rễ và mầm chồi…

Phân loại theo loại phân: Có 2 loại là phân hữu cơ và phân vô cơ

Phân hữu cơ

Đối với phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủ hoai hoặc phân trùn quế.

Việc trồng rau tại nhà đòi hỏi bạn phải lựa chọn loại phân phù hợp. Nên sử dụng các phân hữu cơ cao cấp như : phân trùn quế.

Phân trùn quế là loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng ngăn chặn mầm bệnh hiệu quả, chống thoát nước ở cây trồng, đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất.

Lưu ý: Sau mỗi đợt thu hoạch rau, sau đó bạn nên bón phân hữu cơ. Sau thu hoạch cây rau cần được phục hồi và cung cấp dinh dưỡng để phát triển.

Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau ăn lá trồng trong nhà như : rau húng các loại, rau xà lách, rau dăm, rau mùi tàu, các loại rau sống….

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà 1

Phân trùn quế là một sản phẩm rất hiệu quả

Phân hóa học (phân vô cơ)

Trên thị trường bày bán một số loại phân vô cơ có tên thương hiệu uy tín như: phân DAP, phân Ure, Phân NPK, phân lân…

Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì, để đảm bảo an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỉ lệ 1-3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành.

Lưu ý: Nên tưới lúc chiều mát không mưa

Việc bón phân đúng cách góp phần làm rau trồng sạch, an toàn thực phẩm mà đậm đà hơn và vun đắp hạnh phúc mọi gia đình

Nếu bạn còn cảm thấy con nhiều băn khoăn và chưa nắm được toàn bộ quy trình trồng rau tại nhà, hay bạn quá bận rộn và không có thời gian thì hãy tham khảo dịch vụ trồng rau sạch tại nhà của chúng tôi, chúng tôi cam kết sẽ làm bạn hài lòng nhất!

Chia sẻ:

Tin liên quan

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI

CHĂM SÓC SẦU RIÊNG CON MỚI TRỒNG ĐẾN 1 NĂM TUỔI Với diện tích sầu riêng đang phát triển nhanh, cùng với nhiều nhà vườn mới bắt tay vào trồng. thì việc cây con phát triển đến 6 tháng hay 1 năm bị chết hoặc ngừng phát triển hiện nay rất nhiều.

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN Quy trình làm bông: Bước 1: Bón lân gốc Bước 2: Phun tạo mầm Bước 3: Kéo bông, vuốt bông

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

CÁCH SẦU RIÊNG SỐNG CHUNG VỚI "GIÓ - BÃO" 1. Trồng cây chắn gió 2. Tỉa cành tạo tán từ nhỏ 3. Cắt ngọn - hạn chế chiều cao cây 4. Cố định (Neo/Chống) cành 5. Khắc phục sự cố

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Chào bà con, hôm nay chúng ta sẽ đến với bài viết hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho tiêu đúng cách. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc tiêu như hướng dẫn, sẽ giúp bà con có một vườn tiêu năng suất cao và ổn định, bền vững. Mời bà con cùng theo dõi.

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Bạn đọc Nguyễn Minh Vịnh đã gửi đến bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu. Giatieu.com xin giới thiệu bài viết với bà con trồng tiêu và mong đón nhận được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ.

Zalo
Hotline