TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

Ngày đăng: 18/03/2024 09:19 PM

Canh tác cây sầu riêng luôn đòi hỏi kiến thức quản lý vườn cây cao, việc chăm sóc cho cây khỏe manh đã khó thì việc chăm sóc trái sau khi đậu cũng khá gian nan nhất là đối với sầu riêng Thái (Monthong/Dona). Có một vấn đề ở giai đoạn này mà nhà vườn luôn quan tâm là việc kiểm soát dinh dưỡng khi trái đã đậu 30 – 45 ngày không đi đọt. Vậy cây sầu riêng ra đọt mạnh khi trái vừa đậu sẽ đem đến tác hại gì?

1. Nguyên nhân sầu riêng đi đọt khi mang trái

Cây sầu riêng ra đọt mạnh trong giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất như:

- Mưa nhiều khiến cây kích đọt, rễ mạnh.

- Dinh dưỡng không cân đối quá dư thừa đạm.

- Sử dụng kích thích ra rễ đọt mạnh.

- Cây quá khỏe mà số lượng trái quá ít.

- Chặn đọt trễ hoặc không hiệu quả.

2. Tác động của việc đi đọt mạnh đến trái sầu riêng

- Rụng trái non hàng loạt

Ở cây trồng ra trái theo mùa, thì khi vào mùa vụ cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi trái, không ra lá để tránh cạnh tranh do đó khi cây ra đọt, lá mạnh sẽ bị chia bớt dinh dưỡng lên bộ lá non từ đó gây rụng sinh lý với trái non.

- Teo trái, méo trái (giật hộc)

Khi bị chia dinh dưỡng cho đọt non những trái còn đậu sẽ dễ bị tình trạng méo trái, teo trái, múi trái. Trái sầu riêng từ đọ bị giảm độ thẩm mỹ, không sinh trưởng được, giảm năng suất và giá thành.

- Trái quá khổ, quá to (trái “heo”)

Đúng như tên gọi trái “heo” là những trái có kích cỡ quá khổ so với tiêu chí hàng loại một, cụ thể ở Thái là trái có cân nặng từ 7kg trở lên. Trái quá khổ sẽ gây nên vỏ dày, cơm nhiều xơ, giảm độ béo ngọt của trái và cơm quá dày khiến cho việc tiêu thụ cũng có khăn.

Trái bị “heo” là do cây đi đọt bị rụng nhiều, số lượng trái quá ít so với khả năng nuôi trái của cây, từ đó dinh dưỡng được dồn vào những trái còn lại làm cho trái có kich thước quá lớn.

3. Phòng tránh đi đọt

Để phòng tránh cây mang trái non bị đi đọt, ta cần:

- Sử dụng cân đối giữa đạm, lân, kali cùng trung vi lượng để cây phát triển đều.

- Không sử dụng quá nhiều đạm vào lúc mưa cũng như khi trái còn quá nhỏ.

- Chặn đọt kịp thời khi lá còn ở dạng mầm.

+ Sử dụng NPK với Kali và Lân cao để ngăn mầm đâm chồi.

+ Nếu đọt đã đi mạnh cần chặn gấp.

 


 

- Không sử dụng kích ra rễ, đọt giai đoạn này.

- Phun Canxi – Bo để trái cứng cáp, chống rụng vào mùa mưa.

 


 

- Giữ lại số lượng trái phù hợp để vừa ngăn cây sinh trưởng quá mạnh đồng thời tránh trái quá khổ.

Kinh nghiệm dìu đọt

Khi cây ra mắc cua dài khoảng 3 – 5 cm sẽ tiến hành chăm phân bón và kích đọt mạnh bằng đạm cá, humic (phân NPK đạm cao) để thúc đẩy cơi đọt, có thể sử dụng cách nhau 15 – 20 ngày/lần cho cây ra lá mạnh đến khi xổ nhụy chuyển sang lá lụa là được (khoảng 1,5 tháng).

 


 

Khi xổ nhụy ngưng tưới nước và phân bón. Khi trái được 40 – 45 ngày tiến hành chăm sóc dưỡng trái. Áp dụng như trên sẽ chăm trái rất đơn giản mà không sợ đi đọt khi trái còn nhỏ (lá già dần không còn búp ngủ).

Một số vườn canh tác hữu cơ xuyên suốt có thể để thả cho cây vừa đi đọt vừa nuôi trái, số trái để cây tự quyết định bằng rụng sinh lý cũng đem lại hiệu quả cao. Tuy vậy điều kiện để thực hiện được là cần dùng hữu cơ xuyên suốt để cây có thể đủ sức khỏe vừa nuôi lá vừa nuôi trái mà không cạnh tranh nhau.

Nguồn: Sưu tầm

-------------------

Công ty TNHH PHÁT ĐIỀN

HIỆU GÀ LỬA

Website: www.phatdienvn.com

Email: phatdien.ltd@gmail.com

Hotline: 0936 479 568 hoặc 0964 279 039

-------------------

#kythuatsaurieng #nongnghiep #hieugalua

 

 

Chia sẻ:

Tin liên quan

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN

QUY TRÌNH LÀM BÔNG SẦU RIÊNG Ở TÂY NGUYÊN Quy trình làm bông: Bước 1: Bón lân gốc Bước 2: Phun tạo mầm Bước 3: Kéo bông, vuốt bông

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

HẠN CHẾ ĐỔ CÂY - GÃY CÀNH - RỤNG QUẢ SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA BÃO

CÁCH SẦU RIÊNG SỐNG CHUNG VỚI "GIÓ - BÃO" 1. Trồng cây chắn gió 2. Tỉa cành tạo tán từ nhỏ 3. Cắt ngọn - hạn chế chiều cao cây 4. Cố định (Neo/Chống) cành 5. Khắc phục sự cố

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Tiêu Đúng Cách

Chào bà con, hôm nay chúng ta sẽ đến với bài viết hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho tiêu đúng cách. Thực hiện đúng quy trình chăm sóc tiêu như hướng dẫn, sẽ giúp bà con có một vườn tiêu năng suất cao và ổn định, bền vững. Mời bà con cùng theo dõi.

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Quy trình dinh dưỡng cho cây ngô

Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh, hoa cảnh

Bón phân là một bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa cảnh, nếu được bón phân đúng cách, cây cảnh sẽ tươi, đẹp và ra hoa, ra lá nhiều hơn theo đúng nhu cầu của người trồng.

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Quy trình bón phân đúng cách và hiệu quả cho rau sạch tại nhà

Hiện nay, trồng rau sạch trên sân thượng hay ban công không còn xa lạ với những chị em nội trợ. Ai cũng muốn sở hữu cho mình một khu vườn rau sạch tại nhà. Để đảm bảo rau sạch và an toàn cho sức khỏe, thì mọi quy trình từ việc chọn giống, đất, dung cu trong rau sach…đặc biệt việc lựa chọn phân và bón phân đúng cách là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Chia sẻ kinh nghiệm bón phân cho cây tiêu

Bạn đọc Nguyễn Minh Vịnh đã gửi đến bài viết chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu. Giatieu.com xin giới thiệu bài viết với bà con trồng tiêu và mong đón nhận được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ.

Zalo
Hotline